Trường Tiểu học Lê Hồng Phong tổ chức Hội nghị chuyên đề cấp trường

Sáng ngày 04 tháng 01 năm 2014, trường Tiểu học Lê Hồng Phong tổ chức Hội nghị chuyên đề cấp trường.

 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong tổ chức chuyên đề môn Khoa học lớp 5 theo phương pháp dạy học  “ Bàn tay nặn bột”

 

Hưởng ứng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đại trà phương pháp dạy học mới - phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở cấp Tiểu học từ năm học 2012 – 2013. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 -2014 của trường Tiểu học Lê Hồng Phong . Sáng ngày 04/01/2014,  trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã tổ chức chuyên đề cấp trường  môn Khoa học lớp 5 theo phương pháp này.

Tham dự chuyên đề có sự tham gia đầy đủ các thầy cô giáo trong Hội đồng nhà trường. Chuyên đề được chuẩn bị một cách chu đáo và được tiến hành theo hai phần: Phần I: Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc đại diện cho tổ 4+5 lên đọc Báo cáo chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Đ/c Nguyễn Thị Bích Ngọc đọc báo cáo chuyên đề môn Khoa học

             Báo cáo chuyên đề đã nêu được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác giảng dạy, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới trong nhà trường.

Bàn tay nặn bột là một phương pháp lấy học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, thông qua các hoạt động, các em tự tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong cuộc sống thông qua quá trình thực hành, thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy thực hiện chuyên đề môn Khoa học

Ưu điểm của phương pháp này là ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh còn giúp cho các em cách tự học, tự khám phá tạo cho các em tính tò mò, ham tìm tòi say mê khoa học. Ngoài ra Bàn tay nặn bột còn giúp cho các em có kĩ năng sống, kĩ năng diễn đạt  thông qua hình thức trả lời câu hỏi, TLN để nâng cao kiến thức trong quá trình lĩnh hội.

Các em học sinh hăng hái với bộ môn Khoa học

Báo cáo đi sâu vào nhgieen cứu và đưa ra phương pháp giảng dạy hữu hiệu, phát huy tính tích cực trong các phương pháp , các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt giúp học sinh nhận biết, nắm chắc kiến thức cơ bản và ứng dụng trong cuộc sống. Phần II: Báo cáo được cụ thể hoá bằng tiết dạy minh hoạ do cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và các em học sinh lớp 5A thực hiện với bài khoa học “Chất dẻo”.

Tiết dạy được áp dụng theo phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Tức là kiến thức trọng tâm của bài được cô đọng trên bảng lớp, hệ thống phông chiếu, máy chiếu là bảng phụ để đưa ra nội dung các tranh ảnh, sơ đồ có liên quan.

Kiến thức trọng tâm của bài là học sinh nắm được nguồn gốc, tính chất cũng như công dụng và cách bảo quản các đồ dùng được làm từ chất dẻo.

Để nắm được tính chất của chất dẻo giáo viên đã đưa ra hàng loạt các thí ghiệm để chứng tỏ chất dẻo có tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ bền, không thấm nước và nóng chảy ở nhiệt độ cao. Với những thí nghiệm thực tế như vậy làm cho giờ học sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức mới có hiệu  quả.

Cũng qua tiết học này giúp cho học sinh biết được tác dụng của chất dẻo đối với cuộc sống của con người . qua đó các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo quản các đồ dùng làm từ chất dẻo. đồng thời các em cũng thấy được nguy cơ ô nhiễm môi trường là do các chất thải được sản xuất từ chất dẻo gây lên. Chính vì vậy các em cần nêu cao hơn nữa ý thức giữ gìn môi trường.

Để khắc sâu kiến thức cho học sinh và làm cho tiết học thêm sôi nổi, giáo viên đã tổ chức cho các em chơi trò chơi Thi kể tên các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhằm phát huy sự hiểu biết, tính chủ động, độc lập của học sinh trong việc nắm bắt kiến thức.

Cuối cùng dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Ngần- Phó hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí giáo viên trong hội đồng tập trung thảo luận hết sức sôi nổi. Qua đó, mỗi thầy cô giáo cũng tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu để có thêm vốn kiến thức cho bản thân.

              Thiết nghĩ các tổ chuyên môn trong nhà trường tiếp tục tổ chức các tiết chuyên đề như vậy để góp phần nâng cao được chất lượng  giáo dục của nhà trường trong năm học này.

CTV: Thu Thủy

 



Các thông tin khác:
Mới nhất