Trường Tiểu học Lê Hồng Phong tổ chức sinh hoạt chuyên đề môn Tự nhiên xã hội lớp 2 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Sáng ngày 30/1/2016 trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp trường về Đổi mới SHCM và thực hiện tiết dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 2 theo phương pháp "Bàn tay nặn bột".


        Tiếp tục hưởng ứng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đại trà phương pháp dạy học mới - phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở cấp Tiểu học. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 -2016 của trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Sáng ngày 30/1/2016 trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp trường về Đổi mới SHCM và thực hiện tiết dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 2 theo phương pháp "Bàn tay nặn bột".

          Buổi sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia đầy đủ tập thể CBGV trong Hội đồng nhà trường.

Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề là cô giáo Nguyễn Thị Anh Thương – Tổ trưởng tổ 2+3 thông qua báo cáo của tổ. Báo cáo đã nêu được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác giảng dạy, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học môn TNXH theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". Đây là một phương pháp đã được áp dụng phổ biến trong nhà trường.

Đ/c Nguyễn Thị Anh Thương - TT tổ 2+3 thông qua báo cáo của tổ

          Bàn tay nặn bột là một phương pháp lấy học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, thôtng qua các hoạt động, các em tự tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong cuộc sống thông qua quá trình thực hành, quan sát, nghiên cứu tài liệu.

          Báo cáo đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra phương pháp giảng dạy hữu hiệu, phát huy tính tích cực trong các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt giúp học sinh nhận biết, nắm chắc kiến thức cơ bản và ứng dụng trong cuộc sống.

          Báo cáo được cụ thể hoá bằng tiết dạy minh hoạ do cô giáo Cao Thị Như Quỳnh và các em học sinh lớp 2C thể hiện tiết dạy với bài: Một số loài cây sống trên cạn.

Cô giáo Cao Thị Như Quỳnh cùng các em học sinh lớp 2C trong bài

"Một số loài cây sống trên cạn"

 Tiết dạy được áp dụng theo phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Tức là kiến thức trọng tâm của bài được cô đọng trên bảng lớp, hệ thống phông chiếu, máy chiếu là bảng phụ để đưa ra nội dung các tranh ảnh có liên quan.

         Để nắm được hình dáng, các bộ phận cũng như ích lợi của cây sống trên cạn giáo viên đã cho học sinh quan sát một số loài cây do các em mang đến đồng thời các em được quan sát các hình ảnh về cây do giáo viên cung cấp để từ đó giúp các em nắm vững được mục tiêu của bài. Với những hình ảnh thực tế như vậy làm cho giờ học sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức mới có hiệu quả.

Một số hình ảnh trong tiết Tự nhiên xã hội lớp 2C

          Cũng qua tiết học này giúp cho học sinh hiểu được ích lợi  của cây đối với cuộc sống của con người. Qua đó các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ cây xanh.

Để khắc sâu kiến thức cho học sinh và làm cho tiết học thêm sôi nổi, giáo viên đã tổ chức cho các em chơi trò chơi: Ô chữ bí mật nhằm phát huy sự hiểu biết, tính chủ động, độc lập của học sinh trong việc nắm bắt kiến thức.

           Cuối cùng dưới sự chủ trì của các đồng chí Nguyễn Thị Anh Thương – Tổ trưởng chuyên môn, tổ 2+3 đã nhận xét giờ dạy theo hình thức Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Các thành viên trong tổ đã đưa ra những ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong lớp đồng thời cũng nêu ra được nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

            Qua buổi sinh hoạt chuyên đề giúp cho mỗi đồng chí giáo viên những bài học kinh nghiệm quý báu để có thêm vốn kiến thức cho bản thân.

            Đây là `một hoạt động thường niên được diễn ra trong nhà trường giữa các tổ chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của tập thể sư phạm nhà trường trong năm học này.

Thu Thủy


No comments yet. Be the first.

Others:
Mới nhất